Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Tham vọng mới của Trung Quốc - VietNamNet

Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố chuyến đi hồi tháng 9 vừa qua của ông nhằm định hình "con đường tơ lụa" của Thế kỉ 21 với các quốc gia láng giềng Trung Á.

Giữa tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du kéo dài 10 ngày đến hàng loạt các nước Trung Á, bao gồm: Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan và đặc biệt là tham gia thượng đỉnh G20 tại St tràng phục linh bệnh thần kinh. Petersburg và diễn đàn hợp tác Thượng Hải SCO tại Bishkek. Ông Tập Cận Bình đã đưa ra hàng loạt các cam kết hỗ trợ tài chính, kí kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác dầu khí và kêu gọi tăng cường quan hệ ngoại giao, nhằm bảo đảm môi trường an ninh và hợp tác năng lượng với các nước tại khu vực.

Thuận lợi không nhỏ

Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc có thể xem như một phần của chiến lược làm giảm sức ép về nguy cơ an ninh tại vùng biên giới phía Tây và nhằm đảm bảo thị trường cung cấp năng lượng chiến lược cho Trung Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong nhiều năm qua gắn liền với nhu cầu hiện đại hóa quân đội, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều đó, vấn đề năng lượng chính là "trái tim" trong tham vọng phát triển của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố chuyến đi hồi tháng 9 của ông là nhằm định hình "con đường tơ lụa" của Thế kỉ 21 với các quốc gia láng giềng Trung Á.

Tại Kazakhstan, Trung Quốc cam kết đầu tư 30 tỉ USD vào lĩnh vực năng lượng và những dự án giao thông vận tải, đặc biệt Trung Quốc đã thế chân Ấn Độ ký hợp đồng mua lại 8.33% cổ phần một giếng dầu lớn tại quốc gia này với phí tổn khoảng 5 tỉ USD. Tại Uzbekistan ông Tập Cận Bình cam kết sẽ tăng cường đầu tư và hợp tác trong những năm tới với các thỏa thuận ký kết trị giá khoảng 15 tỉ USD, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác dầu khí và urani. Hai bên cũng ký văn kiện cho phép sửa đổi một thỏa thuận quan hệ đến đường ống dẫn khí Uzbekistan-Trung Quốc ký vài năm trước. Những sửa đổi này xuất phát từ việc xây dựng nhánh thứ tư của đường ống khí đốt Turkmenistan-Trung Quốc chạy qua lãnh thổ Uzbekistan và Kazakhstan. Trong khi đó Trung Quốc và Kyrgyzstan đã nhất trí nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược, tạo tiền đề cho những hợp tác tích cực hơn nữa trong tương lai.

Trung Quốc, Tập Cận Bình, chiến lược, con đường tơ lụa Ảnh: Wordpress

Những thành công tại Trung Á vừa qua không phải là tất cả những gì Trung Quốc đã làm được trong chiến lược vươn tới Châu Âu. Một trong những sự phát triển thành công nhất của Trung Quốc trong những năm qua phải kể đến kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc- Châu Âu. Ngày 17 tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã khánh thành tuyến đường đầu tiên từ Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam và hàng loạt các cơ sở sản xuất nội địa lớn của Đài Loan trong đó có Foxconn, đến Humburg, Đức.

Theo tính toán, mỗi chuyến hàng trong năm 2013 có trị giá khoảng 1.5 triệu USD, chủ yếu là mặt hàng điện tử, và sẽ là một đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc. Với tuyến đường sắt này, Trung Quốc sẽ chỉ mất 21 ngày để vận chuyển hàng hóa đến Châu Âu, trong khi họ sẽ phải mất khoảng 5 tuần nếu dùng đường thủy.

Hiện nay phí tổn vận chuyển qua tuyến đường sắt Trung Quốc- Châu Âu này đang đắt hơn khoảng 25% so với đường thủy nhưng đã có rất nhiều công ty, ví dụ như HP (đã bắt đầu đưa những chiếc laptop được lắp ráp tại các nhà máy ở Trùng Khánh sang Châu Âu kể từ năm 2011) hay DHL ( đã có những chuyến tàu nhanh hàng tuần sang Châu Âu từ Thành Đô) nhìn thấy lợi ích từ tuyến đường sắt này.

Thách thức chồng chất

Theo thống kê của tạp chí Times Trung Quốc và Kazakhstan kì vọng sức tải hàng hóa được lưu thông qua khu vực này sẽ tăng từ 2500 FEU lên tới 7.5 triệu FEU vào năm 2020,. Nếu tăng trưởng cũng đạt giá trị tương tự, kinh ngạch thương mại Trung Quốc- Châu Âu sẽ tăng thêm khoảng 4.5 tỉ USD- con số này không lớn nếu đặt trong tổng thể quan hệ thương mại nhưng nó sẽ có đóng góp đáng kể cho những thành phố của Trung Quốc có tuyến đường sắt đi qua, chủ yếu là những thành phố kém phát triển.

Tuy nhiên những tham vọng của Trung Quốc tại Trung Á và Châu Âu vẫn gặp phải nhiều thách thức cả trong hiện tại và tương lai, đó là: khoảng cách địa lí, địa hình phức tạp và  những nguy cơ bất ổn chính trị-an ninh. Trong đó, những nguy cơ về chính trị- an ninh không chỉ đến từ các quốc gia bên ngoài mà còn có thể đến từ bên trong, nhạy cảm nhất là tại khu vực Tân Cương.

Những dự án như hành lang Kashgar- Gwadar sẽ trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng cho các tổ chức ly khai hoặc các tổ chức thánh chiến có quan hệ với Phong trào Hồi giáo ở Tân cương và Pakistan. Trong khi đó tuyến đường sắt Trung Quốc- Châu Âu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự lo ngại của Nga trước việc Trung Quốc mở mang ảnh hưởng tại khu vực Trung Á nơi Nga có ảnh hưởng truyền thống. Các thách thức sẽ tăng thêm nhiều nếu tuyến đường sắt được mở mang đi qua các quốc gia Trung Đông.

Hơn hết Trung Quốc sẽ cần phải thận trọng trong chiến lược phát triển xuyên Á- Âu này. Bài học về đường ống dẫn dầu tại Myanmar là bài học nhãn tiền cho Trung Quốc trong hợp tác về năng lượng. Mặc dù hiện nay chiến lược này đang có dấu hiệu phát triển thuận lợi, nhưng cần nhớ rằng lượng hàng hóa đi qua Trung Á để đến Châu Âu mới chỉ đạt khoảng 5%-7% tổng thương mại Trung Quốc- Châu Âu. Trong thời gian ngắn và trung hạn, tuyến đường này chưa phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc nhưng vai trò của tuyến đường này về khía cạnh chiến lược và dài hạn đang tăng lên.

Với những khởi đầu thuận lợi trước mắt trong chiến lược vươn tới Châu Âu, Trung Quốc hoàn toàn có thể hi vọng vào kế hoạch tham vọng này. Nhưng đừng quên rằng sẽ còn đó rất nhiều thách thức đang chờ đợi Trung Quốc ở phía trước tràng phục linh.

Nguyễn Vinh Hiển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét